Bênh tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ và Cách Điều Trị

Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu và phát triển chưa hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, mất nước…Đây là những căn bệnh nguy hiểm mà bố mẹ cần phát hiện sớm để để có phương án điều trị kịp thời cho trẻ nhỏ.

Vậy, biểu hiện như thế nào cho biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa? Hãy cùng Gối Việt tìm hiểu cách điều trị, chăm sóc bé nhé

1. Táo bón

- Là hiện tượng bé chậm đi ngoài, phân khô hoặc cứng lổn nhổn, lượng phân ít

 

bieu_hien_va_chua_tri_cho_benh_tao_bon

  •  Nguyên nhân:
    - Do sốt, nhiễm khuẩn
    - Do chế độ ăn uống, ít rau, uống ít nước
    - Do thay đổi chế độ ăn ở trẻ
    - Do một vài nguyên nhân khác
  •  Dấu hiệu:
    - Đi ngoài khó khăn, không hết, có cảm giác đau
    - Phân rắn từng cục, mật độ cứng
  • Cách điều trị:
    -Thay đổi thói quen ăn uống phù hợp với trẻ
    -Có thể sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân, thuốc thụt khi cần thiết
    -Dùng bổ sung các loại mem tiêu hóa để cải thiện đường ruột
  • Chế độ chăm sóc:
    - Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như rau mùng tơi, khoai lang
    - Massage cho trẻ đúng cách
    - Tránh ăn những chất gây táo bón nhử ổi, café

2. Tiêu chảy:

- Là hiện tượng đi ngoài nhiều lần trong ngày, sứ tống phân nhanh và phân nhiều nước


bieu_hien_va_chua_tri_cho_benh_tieu_chay

  •  Nguyên nhân:
    - Do nhiễm vi khuẩn, vi rút, nhiễm độc từ thức ăn đồ uống
    - Do dùng kháng sinh
    - Do các nguyên nhân khác
  •  Dấu hiệu:
    - Phân nhày, phân sống, có mùi chua, có bọt
    - Đôi khi kèm biểu hiện đau bụng , buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng
    - Ở một số trường hợp kèm theo sốt
  •  Cách điều trị:
    - Bù nước điện giải, đối với trẻ bú mẹ cho bú nhiều lần hơn và lâu hơn
    - Sử dụng kháng sinh kho có nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm đường tiêu hóa
    - Các loại thuốc cầm tiêu chảy: loperamid, hidrasec
    - Các loại men vi sinh giúp cân bằng lại hệ vi sinh dường ruột
  • Chế độ chăm sóc:
    - Vệ sinh môi trường sạch sẽ
    - Không ăn đồ tanh và tránh nước ép trái cây như cam, bưởi,…

Mẹo nhỏ điều trị dân gian khi bé bị tiêu chảy: 

Lấy búp ổi non ngâm trong nước muối khoảng 10-15 phút. Sau đó cho búp ổi nấu với nước, đun khoảng 30 phút cho thêm chút muối. Cuối cùng, chăm con mau khỏe bằng cách lọc lấy nước đó cho bé uống. Búp ổi non chữa trị tiêu chảy cho trẻ rất tốt. Chỉ sau khi cho bé uống trong ngày, hôm sau mẹ sẽ thấy bé đỡ hơn rất nhiều.

3. Ho, sốt, sổ mũi

-  Là hiện tượng thường gặp ở trẻ khi thời tiết giao mùa. 

chua_tri_cho_be_khi_ho_sot

  •  Một trong những triệu chứng khi trẻ bị ho thường ho thành cơn và có đờm trong, kèm theo là sốt, sổ mũi kéo dài. Ho tuy không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng kéo dài sẽ khiến trẻ quấy khóc, mỏi mệt, chán ăn và sút cân.
  •  Cách điều trị:

- Khi bé mới bắt đầu ho bạn hãy lấy một ít hạt tía tô tán thành bột, hòa với nước ấm, lọc bỏ bã và cho bé uống

- Rửa mũi bằng nước muối pha sinh lý và dụng cụ hút mũi: Cách này đặc biệt hiệu quả cho trẻ nhỏ chưa biết cách hỉ mũi. Nước muối sinh lý rất an toàn, mẹ có thể xịt vào mũi trẻ giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi, sau đó dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi

- Xoa dầu vào lòng bàn chân: Khi trẻ bắt đầu xuất hiện hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, mẹ có thể xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân của con, day day ,mỗi lòng bàn chân khoảng 1 phút rồi đeo tất vào. Sau đó, xoa ngực, bụng và vùng lưng cho bé.

  • Để phòng bệnh hơn chữa bệnh, các mẹ cần nhớ!

    NHỮNG VIỆC MẸ CẦN LÀM:


  • Nâng cao sức đề kháng cho bé
    Nên chia nhỏ bữa ăn và không cho trẻ ăn các thức ăn lạ, cần kiểm tra rõ nguồn gốc thức ăn của trẻ, tránh cho việc thức ăn bị nhiễm khuẩn.
  •  Bổ sung nước uống và nước ép trái cây cho trẻ, tránh tình trạng trẻ bị thiếu nước và để giúp làm loãng đờm, giúp bé giảm ho.
  •  Vệ sinh mũi họng thường xuyên cho bé.
  •  Khi trẻ bị sổ mũi cần kê cao gối ngủ cho con ngủ và bế con thẳng đứng để con dễ thở và bớt khó chịu hơn.
  •  Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, để ngôi nhà của bạn luôn thoáng mát, sạch sẽ, ít bụi bẩn nhất.
  •  Giữ ấm cho trẻ. Nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh: Đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân…
  •  Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng các loại thuốc chữa trị ngạt mũi, sổ mũi, cảm cúm hay cảm lạnh cho trẻ nhỏ khi chưa được sự cho phép hay chỉ dẫn của bác sỹ.

frown Nếu trể có dấu hiệu của các bệnh tiêu hóa trên, sẽ khiến trẻ:
- Thường xuyên mệt mỏi
- Chán ăn
- Gầy gò
- Ốm dai dẳng

==>  Chính vì thế, để trị dứt điểm tình trạng này, các mẹ cần:
- Biết chính xác tình trạng con đang gặp phải
- Xác định nguyên nhân gây bệnh của trẻ
- Từ đó có mẹo dân gian hay phương pháp điều trị phù hợp
- Trong nhiều trường hợp cần đưa trẻ tới viện khám và kiểm tra ngay!

 Xem thêm : Một số Gối trẻ em giúp bé ngủ ngon cho bé yêu sự phát triển toàn diện. 

 

Đánh giá

Gối Việt Nâng Niu Giấc Ngủ Việt

0932.256.579

Gối Việt giúp bạn khỏe mạnh hơn bằng cách giảm hoặc loại bỏ cơn đau cổ. Chúng tôi không ngừng nỗ lực thiết kế ra những chiếc gối thông minh phục vụ cho giấc ngủ của bạn? Đó là vì Giấc ngủ là trụ cột thứ ba của sức khỏe. Bạn có được một giấc ngủ ngon chính là bạn có được một sức khỏe tuyệt vời

ĐỐI LẠI Sản Phẩm
Nếu Không Hài Lòng
Bảo Hành Chất Lượng
Chính Hãng
Showroom
Trên Toàn Quốc

Copyright © 2018 by GoiViet. All right reserved.

1
Bạn cần hỗ trợ?